PHỔI TRẮNG XÓA SAU COVID – 19: Dù là F0 không triệu chứng vẫn có thể mắc phải

0
104

Thực tế đã ghi nhận các trường hợp F0 không triệu chứng, nhưng khi khỏi Covid-19 lại phát hiện phổi đã trắng xóa, trong tình trạng nguy kịch.

PHỔI TRẮNG XÓA, XƠ HÓA GÂY KHÓ THỞ HẬU COVID- 19

Bác sĩ Phan Xuân Trung – Trung tâm Y tế Hoà Hảo, TP.HCM cho biết, trong thời gian qua số người mắc hội chứng hậu Covid-19 đi kiểm tra ngày càng tăng. Có những trường hợp bị xơ phổi diễn tiến thậm chí người bệnh trẻ khi mắc Covid-19 không có triệu chứng nhưng khi khỏi bệnh thì phổi lại xơ dần.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, tỷ lệ bệnh nhân gặp vấn đề tổn thương phổi ở mức 20% trong số khoảng gần 4.000 bệnh nhân khám hậu Covid-19.

Trường hợp nam bệnh nhân tên N.N.V. 35 tuổi, mắc Covid-19 do lây từ vợ. Người bệnh đã tiêm hai mũi vắc xin và khi nhiễm bệnh không có triệu chứng nên điều trị tại nhà.

Sau điều trị Covid-19, bệnh nhân lại rơi vào tình trạng hậu Covid-19 thường xuyên thấy khó thở, đi lại cũng mệt, lúc nào cũng thấy “ngộp”. Bệnh nhân tới kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ cho chụp phổi để đánh giá tổn thương phổi thì hết sức bất ngờ vì phổi của bệnh nhân trắng xoá do tình trạng xơ phổi diễn tiến.

Hay tình trạng của bà Tâm 56 tuổi, ở Châu Đốc, An Giang. Bà mắc Covid-19 mức độ nặng vào giữa tháng 11/2021, sau khi xuất viện về nhà, bà thường mệt mỏi và khó thở.

Cuối tháng 12/2021, bà đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn khám, kết quả chụp X-quang cho thấy xơ phổi hậu Covid, tổn thương xơ phổi nặng hai bên. Tình trạng tổn thương dạng mô kẽ rải rác hai phổi, xơ rải rác hai phổi, dãi phế quản rải rác hai phổi. Bà Tâm phải điều trị dài ngày, đến nay chưa khỏi.


Hình ảnh chụp X-quang phổi của bà Tâm với nhiều đốm trắng xóa, cho thấy mức độ xơ phổi nặng.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Hồ Thanh Lịch (Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết, khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám hậu Covid-19 tại bệnh viện này bị tổn thương xơ phổi. Phần lớn họ thuộc nhóm bệnh nhân nặng bị tổn thương phổi, phải thở oxy dòng cao, thở máy trong giai đoạn cấp tính điều trị Covid-19, số ít bệnh nhân nhẹ gặp di chứng Covid-19 kéo dài.

“Tình trạng xơ phổi của các bệnh nhân hậu Covid-19 ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một số người xuất hiện kén khí, trong phổi có túi khí với nhiều kích thước, vỡ ra gây tràn khí màng phổi. Tình trạng xơ hóa làm giảm trao đổi khí cũng dẫn đến bệnh phổi hạn chế ở một số bệnh nhân hậu Covid-19”, bác sĩ Lịch chia sẻ.

KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN

TS BS Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết xơ phổi hậu Covid-19 là vấn đề rất lớn, nếu điều trị không kịp thời người bệnh sẽ bị suy hô hấp mãn tính, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh. Đến nay khi nói tới xơ phổi bác sĩ cũng cảm thấy lo lắng vì việc điều trị khó.

TS Vinh cho rằng, hậu Covid-19 có tới 200 triệu chứng khác nhau, từ rụng tóc, tinh thần tới đột quỵ, tim mạch thì hồi hộp, đánh trống ngực, đau khớp. Người bệnh có tình trạng khó thở, mệt mỏi có thể do phổi tổn thương nhưng cũng có trường hợp phổi không có tổn thương đó là do mệt mỏi mãn tính. Nhiều bệnh nhân than thở ngày trước sức của họ được 10 thì giờ chỉ còn 7, 8 phần.

“Tỷ lệ nhỏ bệnh nhân không triệu chứng hậu Covid-19, không khó thở nhưng phổi vẫn bị xơ hóa nhẹ; ngược lại nhiều bệnh nhân không có tổn thương phổi nhưng vẫn khó thở”, bác sĩ Vinh chia sẻ.

Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận di chứng hậu Covid không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng cần nhập viện hoặc lớn tuổi, có bệnh nền mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, mắc bệnh nhẹ. Trong đó, khoảng 1/5 bệnh nhân độ tuổi 18-34, không nhập viện, không triệu chứng, vẫn mắc di chứng.

Vì vậy chúng ta không được chủ quan khi đã khỏi bệnh, cần đặc biệt lưu ý kiểm tra chăm sóc sức khỏe hậu covid- 19 tại các cơ sở đáng tin cậy.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG SÀI GÒN HIỆN ĐANG MIỄN PHÍ CHỤP X- QUANG PHỔI KHI ĐẾN KIỂM TRA SỨC KHỎE HẬU COVID- 19
Với đội ngũ Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và tận tình hướng dẫn bệnh nhân, chúng tôi tự hào mang lại những gì tốt đẹp nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

DUOI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here